Phát triển chiều cao luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Một chiều cao tốt luôn mang đến cho con trẻ nhiều lợi thế: từ ngoại hình, sức khỏe đến các vấn đề thường ngày khác…
Bài viết sau đây sẽ giới thiệu và chia sẻ đến mọi người các cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì – giai đoạn quan trọng trong việc hình thành vóc dáng của cơ thể người.
Các giai đoạn tăng chiều cao
Theo nghiên cứu, cơ thể người phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau để đạt chiều cao cố định, trong đó, có ba giai đoạn giữ vai trò quan trọng nhất. Ba giai đoạn này nằm trong khoảng thời gian đầu của cuộc đời, từ khi con người sinh ra đến lúc vị thành niên.
1. Tăng chiều cao ở giai đoạn bào thai
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn bào thai, tức là từ lúc chúng ta còn đang ở trong bụng mẹ. Thông thường, nếu người mẹ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, thai nhi sẽ đạt chiều cao 50cm vào lúc mới sinh, tương đương số cân nặng là 3kg – đây được xem là kích thước tiêu chuẩn của một em bé.
2. Tăng chiều cao ở trẻ từ 0-3 tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ sẽ tăng 25cm chiều cao trong năm đầu và 10cm mỗi năm trong hai năm tiếp theo.
Đây là giai đoạn có giá trị nền tảng, trẻ cần phải được đảm bảo các dưỡng chất thiết yếu hòng đạt được con số chuẩn mực đã nêu – tạo tiền đề cho quá trình phát triển về sau.
3. Tăng chiều cao ở giai đoạn dậy thì
Ở bé gái, dậy thì thường bắt đầu từ 10 tuổi và kết thúc lúc 16 tuổi. Với bé trai, hai con số này sẽ là 12 tuổi và 19 tuổi. Trong giai đoạn dậy thì, chiều cao của chúng ta sẽ có đến một hoặc hai năm bước vào “cuộc đua tăng vọt”.
Nếu được chăm sóc tốt lúc này, mỗi năm, trẻ sẽ có thể tăng 8–12cm. Tuy nhiên, việc xác định đó sẽ là hai năm nào thường khá phức tạp. Vì vậy, trẻ cần được đảm bảo dinh dưỡng trong suốt giai đoạn.
Xem thêm: 7 cách tăng chiều cao ở tuổi 16 hiệu quả nhất
Yếu tố quyết định đến tăng chiều cao ở tuổi dậy thì
Có nhiều yếu tố giữ vai trò quyết định trong việc tăng chiều cao ở tuổi dậy thì, trong đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu. Theo đó, bữa ăn hằng ngày của trẻ phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với từng độ tuổi. Đặc biệt, chú ý đến các loại thực phẩm giúp tăng chiều cao như: sữa, trứng, thịt bò,…

Đặc biệt, nên chú ý đến hàm lượng vitamin nhóm D và Canxi, vì đây là hai nhóm chất có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ xương.
Tiếp theo, yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng chiều cao ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, yếu tố này do mã gen quyết định, chúng ta gần như không thể can thiệp.
Ngoài ra, những yếu tố quan trọng không kém khác như: vận động thể lực, giấc ngủ, môi trường sống, mức độ chăm sóc – quan tâm của người nuôi dưỡng… lại có thể dễ dàng được thực hiện. Vì thế, các bậc phụ huynh nên đặc biệt lưu tâm và các yếu tố này, để từ đây, giúp con mình có một chiều cao vượt trội.
7 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì
1. Bổ sung thực phẩm tăng chiều cao
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong các cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì. Việc cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cần thiết giúp quá trình tăng chiều cao diễn ra một cách tự nhiên và an toàn nhất.

Tuy nhiên, ngoài việc đảm bảo cho con một chế độ ăn uống đầy đủ chất, bạn có thể “dụng tâm” thêm bằng việc cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu Canxi và vitamin nhóm D như sữa, các loại thủy hải sản (cua đồng, tôm, tép, ốc…). Các bậc cha mẹ nên cân nhắc thường xuyên sử dụng trong việc nấu nướng cho con.
2. Tập thể dục
Vận động là một trong các yếu tố quyết định sự tăng chiều cao ở tuổi dậy thì. Các bậc cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tập gym, các môn thể dục hoặc các bài tập yoga tăng chiều cao mà trẻ yêu thích. Hoạt động này sẽ giúp tăng cường hiệu quả của quá trình trao đổi chất, giúp xương lớn nhanh và rắn chắc hơn.
3. Ngủ đủ giấc, đúng giờ
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng không kém trong các cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì. Theo đó, trong giai đoạn này, việc đảm bảo trẻ có một giấc ngủ sâu kéo dài 8 tiếng là điều rất nên được lưu ý. Một giấc ngủ ngon sẽ kích thích tất cả các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
4. Ăn bữa sáng đầy đủ chất
Vì nhiều lý do, không chỉ các bé mà các bậc phụ huynh có thói quen không ăn sáng hoặc ăn sáng qua loa, sơ sài. Điều này về lâu dài sẽ mang đến những hệ quả tiêu cực, trong đó có việc ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao tự nhiên trong giai đoạn dậy thì. Nếu bữa ăn sáng không được đảm bảo, cơ thể sẽ không thể hoạt động tốt, quá trình trao đổi chất cũng bị đình trệ.
5. Luyện tập để có một tư thế tốt
Việc ngồi, ngủ, hay đi đứng sai tư thế có thể dẫn đến các bệnh tật về xương như cong vẹo cột sống, thoái hóa khớp… Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng chiều cao ở trẻ. Các phụ huy nên thường xuyên nhắc nhở các em để tránh gặp phải kết quả không mong muốn.
6. Giữ tinh thần vui vẻ, tránh stress
Giai đoạn dậy thì là giai đoạn xuất hiện nhiều biến đổi về mặt tâm lý. Hãy bên cạnh và đồng hành cùng con bạn, giúp các bé luôn trong trạng thái vui vẻ, thoải mái nhất.
Một tâm lý thoải mái sẽ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và chiều cao và ngược lại. Nếu tâm lý bị ức chế bằng cách này hay cách khác, các chức năng trong cơ thể dần già sẽ bị ảnh hưởng, chiều cao của trẻ do đó cũng sẽ không được như mong đợi.
7. Sử dụng các loại viên uống tăng chiều cao
Hiện nay, một trong những cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì thường được nhiều bậc phụ huynh tham khảo và áp dụng nhất chính là sử dụng các viên uống tăng chiều cao. Cách thức này đánh trực diện vào nhu cầu Canxi và vitamin nhóm D của cơ thể, giúp cha mẹ không cần phải đau đầu cân đối dưỡng chất bữa ăn mà lại đạt hiệu quả rõ rệt.

Tuy nhiên, nếu quyết định sử dụng các loại viên uống này, phụ huynh cần lựa chọn các thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, việc tham khảo lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia về mặt dinh dưỡng là điều không thể bỏ qua.
Xem thêm: Review viên uống tăng chiều cao GH Creation EX
Một số lưu ý giúp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì
Hạn chế cho trẻ sử dụng chất kích thích, thuốc kháng sinh
Các chất kích thức (bia, rượu, thuốc lá…) và thuốc kháng sinh là những kẻ thù số một của việc tăng chiều ở trẻ tuổi dậy thì.
Các chất kích thích sẽ ảnh hưởng một cách tiêu cực đến toàn bộ hệ cơ quan ở trẻ, đặc biệt nhóm cơ quan phụ trách việc phát triển hệ xương, tăng chiều cao và trí não.
Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử
Ngày nay, thiết bị điện tử thường được xem là giải pháp chăm sóc trẻ của nhiều gia đình. Thế nhưng, những thiết bị này chính là “con dao hai lưỡi” không hơn, không kém. Bởi các tần sóng phát ra của chúng có khả năng ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình phát triển của tế bào, khả năng tư duy… đặc biệt là sự tổng hợp chất, trong đó có Canxi và vitamin nhóm D.
Ngoài ra, việc chơi điện tử quá nhiều sẽ khiến con bạn trẻ nên thụ động, lười vận động. Điều này sẽ khiến trẻ dễ bị béo phì, mắc các bệnh về tim mạch…